Vì sao trái cây nhập khẩu để cả tháng vẫn tươi như thường?

Địa chỉ: 354/1D Phan Văn Trị , phường 11, quận Bình Thạnh, TP.HCM

Chào mừng Quý khách hàng đến với website Yummy Fruits

Vì sao trái cây nhập khẩu để cả tháng vẫn tươi như thường?

Theo chuyên gia về công nghệ thực phẩm, công nghệ bảo quản đã giúp các loại hoa quả nhập khẩu, nhất là trái táo có thể để được rất lâu mà không bị hỏng.

Trái cây nhập khẩu hiện nay được nhiều người tiêu dùng chọn lựa vì chất lượng ổn định cùng tâm lý " Hàng ngoại thường an toàn". Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại trái cây nhập khẩu phong phú về chủng loại, nguồn gốc xuất xứ cùng giá thành như: Táo Pháp, Lê Hàn, Nho đen Úc hay Cherry Mỹ,... Nhìn chung các loại trái cây nhập khẩu hiện nay chất lượng đều khá ổn định, hàm lượng dinh dưỡng cao và thời gian bảo quản thì khá dài. Chính vì giữ được lâu ngày, nên nhiều bà nội trợ vẫn còn khá e ngại vì lo sợ chúng bị ngâm hay tiêm chích chẩt kích thích hoặc chất bảo quản...

Hiện nay, trên 90% hoa quả nhập khẩu đều qua con đường chính ngạch tức là đều bắt buộc phải đảm bảo các yêu cầu về kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm nên sẽ phải tuân thủ quy định về tồn dư các chế phẩm bảo vệ thực vật, chất bảo quản…Tại cửa khẩu, các đơn vị kiểm dịch thực vật sẽ kiểm tra hồ sơ, quy cách đóng gói các loại hoa quả, kiểm tra ngoại quan. Sau đó cơ quan chức năng lấy mẫu và cho thông quan. Quy trình này áp dụng với những lô hàng nhập khẩu thông thường. Những lô hàng áp dụng phương thức kiểm tra chặt thì buộc phải chờ kết quả kiểm tra đạt yêu cầu mới được thông quan.

tm-img-alt

Trái cây nhập khẩu giữ được độ tươi mới rất lâu

Vì sao trái cây nhập khẩu để được nhiều ngày?

Lê và táo hoàn toàn có thể để được lâu nếu được sản xuất trong điều kiện tiêu chuẩn không bị nhiễm vi sinh vật, sau khi thu hoạch được xử lý bằng chất bảo quản an toàn và lưu giữ trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm phù hợp. Thời gian tồn tại của trái cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vì thế khi thấy hoa quả giữ được lâu không nên vội kế luận là do chất bảo quản độc hại.

Hoa quả tươi lâu hay nhanh trước hết phụ thuộc vào cây và giống. Táo và lê hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ New Zealand, Mỹ, Pháp và Australia. Trên thế giới hiện có khoảng 7.500 giống táo và khoảng 6.000 giống lê. Các giống lê chín sớm bảo quản được 15-30 ngày, giống lê chín trung bình và muộn có thể để được từ 3-5 tháng và chúng được chọn để xuất khẩu.

Ngoài ra, thời gian bảo quản còn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm. Nhiệt độ bảo quản tốt nhất của trái cây nhập khẩu là từ 1-5 độ C. Nồng độ COvà độ ẩm  cũng rất quan trọng.

Muốn trái cây tươi lâu và giữ được hương vị, chất lượng, người ta phải kìm hãm quá trình sinh sản của Etylen - một loại hoocmon thực vật do trái cây sản sinh ra để kích thích quả chín. Các chất này được gọi là chất ức chế Etylen - Etylen blockers hoặc là các chất chống oxi hóa - Antioxidants. Phần lớn các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều cho sử dụng các hoá chất an toàn như: Dephenyl amin - DPA, Ethoxiquyn và 1-MCP để bảo quản hoa quả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Như vậy, theo phân tích của cục Bảo vệ thực vật, trái cây nhập khẩu là hoàn toàn an toàn và có lợi cho sức khỏe. 

Tuy nhiên, nếu bảo quản quá lâu, nhìn cảm quan bên ngoài trái cây vẫn tươi nhưng có thể bên trong đã thay đổi về hàm lượng các chất dinh dưỡng, đường, axit hữu cơ... Ngoài ra, khi bổ ra chúng ta sẽ thấy trái táo bị xốp, lê bị cứng... tức là đã bị tổn thương các mô do bảo quản quá lâu sau thu hoạch và các chất dinh dưỡng đã bị tổn thất rất nhiều, Kinh nghiệm là nên chọn trái cây có cuống còn tươi xanh.

Hơn nữa, việc tiêu dùng trái cây nhập khẩu trở nên phổ biến cũng dẫn đến nhiều hệ lụy, đặc biệt là hiện tượng hàng nhái, hàng kém chất lượng xuất hiện tràn lan trên thị trường. Điều này cảnh báo người tiêu dùng phải đặc biệt cẩn trọng trong việc chọn lựa thực phẩm an toàn vì sức khỏe. Bạn nên chọn mua trái cây tại các cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và có chứng nhận của cục vệ sinh an toàn thực phẩm./.

Chỉ đường
Zalo
Hotline